Đăng nhập

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi. Tỉnh Kon Tum

Huyện Ngọc Hồi là huyện ngã ba biên giới, nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum, bên sườn phía đông dải Trường Sơn, giáp với huyện Đắk Glei ở phía bắc, huyện Tu Mơ Rông ở phía đông bắc, huyện Đắc Tô ở hướng Đông Nam, huyện Sa Thầy ở hướng Nam, Lào và Campuchia ở hướng Tây.

Hành chính

Huyện lỵ là thị trấn Plei Kần. Quốc lộ 40 theo hướng đông tây nối cửa khẩu quốc tế Bờ Y với Plei Kần và với TP Kon Tum. Quốc lộ 14 theo hướng bắc nam. Huyện Ngọc Hồi rộng 82400 km², gồm 7 xã và 1 thị trấn. Bao gồm thị trấn Plei Kần và 7 xã là Đăk Ang, Đăk Dục, Đăk Nông, Đăk Xú, Bờ Y, Sa Loong, Đăk Kan. Huyện Ngọc Hồi được thành lập trên cơ sở chia tách 3 huyện: Đăk Glei, Sa Thầy, Đăk Tô theo Quyết định số 316-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 15 tháng 10 năm 1991, gồm 3 xã Đăk Xú, Pờ Y (Bờ Y), Sa Lon của huyện Sa Thầy, xã Đăk Ang của huyện Đăk Tô và xã Dục Nông của huyện Đăk Glei. Thị trấn huyện lỵ Plei Kần được thành lập trên cơ sở tách từ xã Đăk Xú theo Quyết định số 514-TCCP ngày 17 tháng 10 năm 1991.

Năm 1996, chia xã Dục Nông thành 2 xã Đăk Dục và Đăk Nông.

Địa hình

phía tây vượt qua dãy Trường Sơn là đường biên giới chung với Lào dài 34 km và đường biên giới chung với Campuchia dài 13 km.

Kinh tế

Trung tâm thị trấn Plây Kần là điểm giao nhau của trục tuyến thông thương Bắc-Nam và Đông-Tây bao gồm đường xuyên Việt mang tên Hồ Chí Minh (quốc lộ 14); quốc lộ 14C và đường xuyên Đông Dương (quốc lộ 40), thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y qua Lào, Campuchia, Thái Lan cho đến tận Mianma.

Kinh tế của huyện chủ yếu là trồng cây lương thực, trồng rừng phòng hộ, trồng cây công nghiệp như: caosu, càphê, lúa nước, phát triển chăn nuôi gia súc như bò, heo, dê…

Ngọc Hồi đuợc thành lập vào ngày 15/10/1991 và nằm ở ngã ba Đông Dương giáp 2 nước Lào và Cam- puchia, là nơi hội tụ của đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 40 và Quốc lộ 14c, đặc biệt có cửa khẩu quốc tế Bờ Y nên có vị trí rất quang trọng về đầu mối giao lưu kinh tế-văn hóa-xã hội, có nhiều điều kiện thuận lợi tạo thành hành lang thương mại quốc tế nối từ Myanma-Đông Bắc Thái Lan-Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung. Mặt khác, huyện có vườn quốc gia ChuMoRay và khu di tích lịch sử chiến thắng Pleikần, đây là thế mạnh để khai thác tìm năng phát triển ngành du lịch trên địa bàn huyện; huyện được xác định là 1 trong 3 vùng kinh tế động lực của tỉnh và trong nhiệm kỳ 2011-2015 đưa huyện thành thị xã Ngọc Hồi.

Từ ngày thành lập huyện với với cơ sở hạ tầng thấp kém, dân số sống rải rác, du cư, du canh, trình độ dân trí thấp, cùng với những nét văn hóa truyền thống mang nặng tính nghi lễ, luật tục. Nền kinh tế chậm phát triển, sản xuất manh mún, thuần nông, độc canh lúa một vụ (chủ yếu là lúa rẫy). Phương thức của đồng bào dân tộc vẫn còn phát, đốt, chọc, tỉa các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu là giống truyền thống bản địa, năng xuất thấp. Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ còn qua nhỏ bé, thô sơ, chủ yếu là các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc. Hệ giáo dục, y tế, văn hóa xã hội hết sức yếu kém, không có điện sinh hoạt và sản xuất, dân số chỉ có 12.487 người, trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, nạn đói giáp hạt khá phổ biến, nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn còn ảnh hưởng rất nặng nề.

Sau 20 năm hình thành và phát triển, tốc độ phát triển kinh tế nhanh và bền vững: giai đoạn 1992-1995 là 8,3%, giai đoạn 1996-2000 là 13%, giai đoạn 2001-2005 là 13,2%, giai đoạn 2006-2010 là 26,1%, thu nhập bình quân đầu người từ 2,65 triệu năm 2001 tăng lên 11,700 triệu đồng năm 2010. Tổng thu ngân sách từ 60 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 168,950 tỷ đồng năm 2010 (trong đó thu tại địa bàn từ 29 tỷ đồng tăng lên 55,850 tỷ đồng); Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp- thủy sản từ 43,1% năm 2001 giảm xuống còn 35,1% năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp- xây dựng từ 34,6% năm 2001 tăng lên 37,9% năm 2010, tỷ trọng ngành thương mại- dịch vụ từ 21,8% năm 2001 tăng lên 27% năm 2010. Đồng thời, đã tận dụng và phát huy thế mạnh nội lực bằng sức mạnh tổng hợp của địa phương, khai thác mọi tiềm năng hiện có, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm, hệ thống thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt. Đến nay 100% số xã đều có đường ô tô vào trung tâm xã; 8/8 xã, thị trấn có điện  quốc gia, 100% thôn, làng có điện sinh hoạt. Hệ thống bưu chính viễn thông được mở rộng và nâng cấp, các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã; tỷ lệ phủ sóng truyền thanh, truyền hình đạt 95%; 8/8 xã, thị trấn có trạm y tế, 01 bệnh viện đa khoa khu vực và 99% phòng học các thôn, làng được ngói hóa, 8/36 trường đạt chuẩn Quốc gia, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở.Tổng diện tích đát nông nghiệp đưa vào khai thác sử dụng 17.549 ha, tăng 10.300 ha so với năm 1991 (trong đó: cây trồng lâu năm toàn huyện 7.912,6 ha năm, tăng 6,312 ha so với năm 1991). Tổng đàn gia súc, gia cầm 77.561 con, tăng 70.500 con so với năm 1991. Tiềm lực quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững, đáp yêu cầu xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc. Mối quan hệ với các huyện giáp biên giới của nước bạn Lào, Campuchia tiếp tục được duy trì, phát triển tốt đẹp.

Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, ngày nay Đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện Ngọc Hồi tự hào về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, cùng nhau vượt khó, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc của huyện Ngọc Hồi tin tưởng sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy, phát triển các thành quả ấy lên tầm cao mới trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương Ngọc Hồi ngày càng giàu đẹp, góp phần cùng nhân dân trong tỉnh và đồng bào cả nước thực hiện thành công mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Hình ảnh huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi
Cột mốc ngã 3 biên giới Việt Nam,  Lào, Campuchia – Ngã ba Đông Dương, điểm du lịch của Kon Tum
Huyện Ngọc Hồi
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Huyện Ngọc Hồi
Thời tiết khí hậu khá mát mẻ, khí hậu trong năm hình thành hai mùa mưa nắng rõ rệt, có tính đặc trưng của khí hậu Tây nguyên
Huyện Ngọc Hồi
Một góc thị trấn Plei Kần huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum
Huyện Ngọc Hồi
Tượng đài chiến thắng tại công viên huyện Ngọc Hồi Kon Tum

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi
Ngọc Hồi đang khoác lên mìn chiếc áo của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ mang màu xanh hy vọng tràn đầy
Huyện Ngọc Hồi
Khách sạn BMC Ngọc Hồi
Huyện Ngọc Hồi
Khách sạn BMC Ngọc Hồi thị trấn Plei kần – Ngoc Hoi Hotel
Huyện Ngọc Hồi
Bản đồ chỉ dẫn tại TT Ngọc Hồi: Ngọc Hồi đi cửa khẩu Bờ Y 14km, tp Kon Tum 60Km, Sa Loong 15Km

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi
Đường ra ngã ba biên giới cửa khẩu Bờ Y Việt Nam Lào, Campuchia – Ngã 3 Đông Dương

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi
AH 132, QL14C, AH17, ĐÀ NẴNG, ĐƯỜNG HCM
Huyện Ngọc Hồi
Khu vực nhà hàng khách sạn
Huyện Ngọc Hồi
Chợ thị xã Plei Kần Ngọc Hồi Kon Tum
Huyện Ngọc Hồi
Trên cung đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Ngọc Hồi là một điểm đến hấp dẫn trong hành trình du lịch của bạn
Huyện Ngọc Hồi
Khu thương mại Ngọc Hồi
Huyện Ngọc Hồi
Đường huyện Đắk Tô đi Ngọc Hồi, núi đồi trùng đệp, một màu xanh ngắt
Huyện Ngọc Hồi
Những chiếc gùi đậm chất Tây Nguyên
Huyện Ngọc Hồi
Thị xã Pei Kần huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum
Huyện Ngọc Hồi
Góc phố Pei Kần huyện Ngọc Hồi Kontum

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi
Khu vực chợ Ngọc Hồi Kon Tum

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi

Huyện Ngọc Hồi
Phong cảnh Ngọc Hồi Kon Tum Việt Nam
Huyện Ngọc Hồi
Ngọc Hồi là vùng đất bazan thích hợp trồng trọt cây CN như cao su, chè, cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tơ tằm…
Huyện Ngọc Hồi
Đường Đắk Tô đi Ngọc Hồi, đường này ra ngã 3 Đông Dương – Đường đi Lào, Campuchia và ra Đà Nẵng

Hình ảnh: MaytinhhTL