Kon Rẫy là huyện miền núi cao, nằm ở phía đông tỉnh Kon Tum, được thành lập trên cơ sở các xã tách ra từ huyện Kon Plông (cũ) theo Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 31-1-2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Địa lý
Kon Rẫy nằm ở phía Nam của Kon Tum. Phía Đông Nam, giáp thị xã Kon Tum, phía Tây giáp huyện Đăk Hà, phía Đông Bắc giáp huyện Kon Plông, phía Nam giáp các huyện K’Bang, Đăk Đoa, Chư Păh của tỉnh Gia Lai.
Toàn huyện rộng 886,6 km².
Dân cư
Kon Rẫy có khoảng 21.000 người (2004) gồm nhiều dân tộc (Kinh, Ba na, Xê đăng…)
Hành chính
Trong Kon Rẫy có 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm thị trấn Đăk Rve và các xã Tân Lập, Đăk Ruồng, Đăk Kôi, Đăk Pne, Đăk Tờ Re, Đăk Tơ Lùng.
Lịch sử
Kon Rẫy được thành lập vào năm 2002 trên cơ sở tách 6 xã và thị trấn với 20,9 nghìn người của Kon Plông cũ ra. Thị trấn Kon Plông, huyện lỵ của Kon Plông cũ được đổi tên thành thị trấn Đăk Rve và trở thành huyện lỵ của Kon Rẫy. Tên huyện Kon Rẫy được đặt theo tên một làng cổ người Xơđăng Tơdră: Kon Praih có nghĩa là Làng Cát. Những người đề nghị thành lập huyện mới tại tỉnh Kon Tum vào năm 2002 đều là người Việt nên trình Chính phủ phê duyệt với tên gọi sai thành Kon Rẫy, vốn là một từ vô nghĩa trong tiếng địa phương nơi đây.
Kinh tế và văn hóa-xã hội
Kon Rẫy có số đồng bào dân tộc bản địa chiếm tỷ lệ tương đối cao, có nền văn hoá cổ truyền đa dạng, phong phú, đặc trưng cho bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên. Trong thời gian tới Kon Rẫy tiếp tục phát huy nội lực, nhất là khai thác tiềm năng đất xây dựng, đất nông nghiệp dọc quốc lộ 24, tranh thủ tối đa các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội miền núi, phát huy các tiềm năng, lợi thế trong hợp tác và thu hút đầu tư.
Phát huy mọi lợi thế và tiềm năng để hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung với quy mô thích hợp, phát triển mạnh dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo ra khối lượng nông – lâm sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, tạo điều kiện và ưu tiên khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế nhất để vừa làm mẫu, động lực thúc đẩy các tiểu vùng khác, vừa phát huy tối đa lợi thế tự nhiên, tạo ra các sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao.
Đầu tư thâm canh, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng lúa nước hiện có. Tăng cường đầu tư cho các công trình thuỷ lợi để mở rộng diện tích lúa nước. Tập trung ưu tiên phát triển chăn nuôi bò đàn lấy thịt theo hướng chuyển đổi từ chăn nuôi tự cung tự cấp sang chăn nuôi hàng hoá; phát triển nghề chăn nuôi bò trong các nông hộ, các thành phần kinh tế, nhằm nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn, bao gồm kinh tế nông – lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống để giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại – dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, tiến tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Nằm trên trục quốc lộ 24 nối từ thành phố Kon Tum đi Quảng Ngãi, mạch giao thông khá quan trọng nối phía bắc Tây Nguyên với các tỉnh đồng bằng, huyện Kon Rẫy cách thành phố Kon Tum 40 km về phía đông bắc, cách khu công nghiệp và cảng biển Dung Quất 185 km về phía đông nam. Với mật độ che phủ của rừng khá cao, hệ thống sông, suối khá phong phú, Kon Rẫy không những giàu tiềm năng du lịch sinh thái và xây dựng các công trình thuỷ điện mà còn giữ vai trò rất quan trọng trong bảo vệ môi trường sinh thái. Đất rộng, khá phì nhiêu, phù hợp cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp như: lúa, ngô, sắn, cà phê, cao su, vùng nguyên liệu giấy,… Nhân dân Kon Rẫy luôn đoàn kết, một lòng theo Đảng, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh giải phóng quê hương, quyết tâm chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. Những lợi thế về tự nhiên và truyền thống tốt đẹp của quê hương Kon Rẫy là nền tảng cơ bản để địa phương vươn lên trở thành huyện khá của tỉnh Kon Tum.
Nhận thức rõ những tiềm năng, lợi thế và khó khăn của một huyện mới thành lập, Đảng bộ huyện xác định: Kon Rẫy sẽ tập trung thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trước hết là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng nguyên liệu giấy, mía, cao su, trồng lúa, ngô lai, sắn; gắn với phát triển ngành công nghiệp chế biến. Đồng thời, Kon Rẫy cũng tăng cường phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, đưa giống cây, con có năng suất cao vào sản xuất. Khuyến khích phát triển các mô hình trang trại vừa và nhỏ. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm).
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền, Kon Rẫy đã giành được những kết quả khả quan. GDP tăng trưởng bình quân trên 10%/năm. Trong cơ cấu kinh tế của huyện, nông nghiệp được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tương đối phù hợp với xu thế và tốc độ chuyển dịch của ngành nông nghiệp tỉnh. Trình độ, kỹ thuật thâm canh lúa nước, trồng cây công nghiệp ngày một tăng lên, mở ra triển vọng phát triển và mở rộng quy mô vùng chuyên canh lúa nước và cây công nghiệp.
Là huyện có số đồng bào dân tộc bản địa chiếm tỷ lệ tương đối cao, Kon Rẫy có nền văn hoá cổ truyền đa dạng, phong phú, đặc trưng cho bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên. Trong thời gian tới Kon Rẫy tiếp tục phát huy nội lực, nhất là khai thác tiềm năng đất xây dựng, đất nông nghiệp dọc quốc lộ 24, tranh thủ tối đa các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội miền núi, phát huy các tiềm năng, lợi thế trong hợp tác và thu hút đầu tư.
Phát huy mọi lợi thế và tiềm năng để hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung với quy mô thích hợp, phát triển mạnh dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo ra khối lượng nông – lâm sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, tạo điều kiện và ưu tiên khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế nhất để vừa làm mẫu, động lực thúc đẩy các tiểu vùng khác, vừa phát huy tối đa lợi thế tự nhiên, tạo ra các sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao.
Đầu tư thâm canh, sử dụng có hiệu quả diện tích đất trồng lúa nước hiện có. Tăng cường đầu tư cho các công trình thuỷ lợi để mở rộng diện tích lúa nước. Tập trung ưu tiên phát triển chăn nuôi bò đàn lấy thịt theo hướng chuyển đổi từ chăn nuôi tự cung tự cấp sang chăn nuôi hàng hoá; phát triển nghề chăn nuôi bò trong các nông hộ, các thành phần kinh tế, nhằm nhanh chóng phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn, bao gồm kinh tế nông – lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống để giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại – dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, tiến tới sự phát triển bền vững sau năm 2010.