Hai kiến trúc gỗ Tây Nguyên độc đáo nhất Việt Nam
Nếu có dịp đến Kon Tum, bạn nên ghé thăm hai kiến trúc đặc sắc, được xây theo phương pháp thủ công, kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana.
Hai công trình kiến trúc độc đáo này do những người thợ mộc lành nghề đến từ Bình Định và Quãng Ngãi, đó là Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum (Nhà thờ Gỗ) và nhà thờ Chánh Tòa là chủng viện Kon Tum.
Nhà thờ gỗ Kon Tum khởi công xây dựng năm 1913, tọa lạc giữa trung tâm thành phố Kon Tum. Nhà thờ Gỗ với vật liệu chính làm nhà thờ được làm từ gỗ. Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ có đường nét phóng khoáng thể hiện được cái chất của người Tây Nguyên, hồn nhiên và khỏe mạnh.
Không bê tông cốt thép, không một chút vôi vữa, nét độc đáo của ấn tích này là tất cả trần và các bức tường của Nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm – kiểu làm nhà của người miền Trung, dù một thế kỷ trôi qua vẫn vững vàng, bền đẹp với thời gian.
Bên trong nhà thờ, được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày mà vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng.
Không xa nhà thờ Chánh Tòa là chủng viện Kon Tum xây dựng từ năm 1935 đến năm 1938, cũng có kiến trúc tương tự như nhà thờ nhưng quy mô lớn hơn.
Bước qua cổng, du khách cảm thấy thư thái với hai hàng cây sứ lâu năm tỏa bóng mát, thoảng hương thơm dìu dịu trên đường vào trong chủng viện…