Đăng nhập

Du lịch kỳ vọng gì ở đại ngàn Tây nguyên?

Du lịch kỳ vọng gì ở đại ngàn Tây nguyên?

Nếu so sánh với Đà Lạt thì hoạt động du lịch ở 4 tỉnh còn lại của khu vực Tây nguyên chỉ mới ở vạch xuất phát. Trong khi Đak Lak đang từng bước thu hút đầu tư với các thế mạnh du lịch đặc thù ở địa phương thì các tỉnh như Đak Nông, Gia Lai và Kon Tum vẫn còn loay hoay trong việc thu hút các doanh nghiệp (DN) đổ vốn vào khai thác ở ngành công nghiệp không khói này.

Trong 5 tỉnh ở khu vực Tây nguyên, du lịch ở Đak Nông có bước phát triển chậm nhất. Nguyên nhân được chính quyền địa phương giải thích là do tỉnh mới thành lập (vào năm 2004), chính vì thế mà mọi thứ đều đang dần hoàn thiện. Dù rằng Đak Nông cũng đang sở hữu khá nhiều thác, cụm thác, rừng nguyên sinh và cộng đồng các dân tộc thiểu số nguyên vẹn bản sắc Tây nguyên và đây cũng là tỉnh rất gần TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai – thị trường du khách chính của du lịch Tây nguyên, vậy nhưng qua hơn 10 năm thành lập, du khách ở miền Đông Nam bộ vẫn còn khá xa lạ với các địa danh của Đak Nông.

201401210650171
Thắng cảnh Hồ Lắk ở Đắk Lắk (Ảnh: Tiepthisaigon)

Tại nhiều hội thảo về du lịch được tổ chức tại TP.HCM, một số ý kiến cho rằng, chính sách thu hút đầu tư vào du lịch ở Tây nguyên nói chung vẫn còn lắm nhiêu khê. Đây chính là rào cản đầu tiên khiến cho du lịch toàn vùng vẫn chậm phát triển.

Nhiều DN thẳng thắn kiến nghị với địa phương là “đổi danh thắng lấy hạ tầng”, nghĩa là địa phương cho phép DN đầu tư phát triển vào các điểm du lịch. Trong một thời gian nhất định, DN được hưởng những chế độ đãi ngộ về thuế, phí. Hết thời gian quy định, DN sẽ thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước.

Đáp lại đề nghị đó là sự im lặng dài hơi, hoặc là những khó khăn trong thủ tục giấy tờ, thời gian xem xét dự án quá lâu làm các DN nản chí. Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, ông Y Wai Byă, Giám đốc Sở VH TT & DL tỉnh Đak Lak cho biết: Tới đây, tỉnh này cam kết sẽ thay đổi toàn bộ quy trình thủ tục:

 

Ngoài những khó khăn trên, hạ tầng cơ sở và điều kiện giao thông cũng là những rào cản làm trì trệ thêm sự phát triển của ngành du lịch của các tỉnh Tây nguyên. Hiện nay, các tuyến quốc lộ huyết mạch nối các tỉnh đến khu vực Tây nguyên đều xuống cấp trầm trọng nhiều năm, mà không được tu bổ và sửa chữa kịp thời. Quốc lộ 14 từ TP.HCM đến Tây nguyên nhiều đoạn đã hư hỏng nặng như đoạn qua Bù Đăng (Bình Phước), Đak R’Lấp (Đak Nông).

Ngoài ra, một số quốc lộ liên vùng kết nối giữa các tỉnh Tây nguyên như quốc lộ 26, 27, 28 hiện nay cũng đều bị ách tắc nên ảnh hưởng nhiều đến lộ trình của du khách. Ông Phan Xuân Vũ, Giám đốc Sở VH TT & DL Gia Lai cho hay:

Theo đánh giá của các doanh nghiệp lữ hành, Tây nguyên có đầy đủ tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch cũng như đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, để du lịch thực sự là điểm mạnh, là ngành kinh tế mũi nhọn của toàn vùng, ngành du lịch địa phương nên tập trung khai thác các sản phẩm thuần túy mang đặc trưng vùng miền như du lịch café, du lịch chè, du lịch rau quả…

Thế nhưng trên thực tế, hiện nay, hầu hết các tour du lịch đến Tây nguyên mới chỉ dừng lại ở các loại hình du lịch vốn được coi là truyền thống là du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Còn đối với các loại hình mới như du lịch mạo hiểm, thể thao… do mức đầu tư cao, lại khá mới nên ít được các công ty du lịch quan tâm. Chính vì vậy, sản phẩm du lịch vẫn nghèo nàn. Ông Lê Viết Hường, đại diện một DN lữ hành nhận định:

 

Xung quanh giải pháp để đánh thức tiềm năng du lịch Tây nguyên, ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng Bộ môn Du lịch, Trường ĐH KH XH & NV TP.HCM cho rằng:

Liên kết để phát triển du lịch như nhận định của Thạc sĩ Nguyễn Văn Thanh đang được xem là một trong những giải pháp để giúp các địa phương, các vùng miền kế thừa kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch, sâu xa hơn nữa là góp phần tăng doanh thu cho địa phương thông qua các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng đi kèm.

Đây cũng chính là mục tiêu chung để thúc đẩy du lịch Tây nguyên phát triển. Điều quan trọng không kém là đội ngũ nguồn nhân lực giỏi nghề cũng cần phải chú ý đầu tư nhanh chóng để đáp ứng cho sự phát triển của ngành. Vì từ trước đến nay, nguồn nhân lực ở 5 tỉnh Tây nguyên được xem là thiếu số lượng, yếu về trình độ chuyên môn; Song song đó, trước mắt cần hoàn thiện ngay hệ thống giao thông liên vùng, cơ sở lưu trú…

Có khắc phục sớm những khó khăn và rào cản trên đây thì tin chắc rằng du lịch Tây nguyên sẽ phát triển đồng đều hơn, du khách sẽ có nhiều sự chọn lựa hơn khi tìm đến đại ngàn hứa hẹn còn nhiều thú vị và hấp dẫn.

Hữu Nghị – Tiếp Thị Sài Gòn

Trả lời