Đăng nhập

Âm nhạc của các sắc tộc thiểu số ở Kon Tum

Âm nhạc của các sắc tộc thiểu số ở Kon Tum

Sắc tộc bản địa Ở Kon Tum có Xơđăng, Bah Nar, Giarai, Giẻ-Triêng Brâu và Rơmăm. Bah Nar gồm có ngành Rơ ngao, Jilâng; Giarai chỉ có ngành Aráp

I. Vài nét về các sắc tộc ở Kon Tum

Làm công tác văn hóa ở cơ sở, chúng tôi thường chia các sứac tộc thiểu số trên địa bàn thành hai mảng: bản địa (tại chỗ) và xen c­ư (nhập cư­). Rồi lại chia (một cách tương đối) văn hóa sắc tộc thành ba khu vực:

– Văn hóa bản địa.

– Văn hóa xen c­ư.

– Văn hóa Việt (Kinh – đa số).

Săc tộc bản địa Ở Kon Tum có Xơđăng, Bah Nar, Giarai, Giẻ-Triêng Brâu và Rơmăm. Bah Nar gồm có ngành Rơ ngao, Jilâng; Giarai chỉ có ngành Aráp. Vì , các ngành khác của hai sắc tộc này c­ư trú rất đông ở các tỉnh Gia Lai, Bình Định, Phú Yên. Săc  tộc Xơđăng(Sedang) được hợp thành từ các nhóm Xàteng, Càdong, Hàlăng, Mơnâm, Châu …Sắc tộc Giẻ Triêng cũng tứ các nhóm Giẻ Triêng, Weh, Tà trẽ mà có. Riêng Brâu và Rơmăm, mỗi săc tộc chỉ vỏn vẹn hơn 300 ngư­ời và họ cư trú gọn trong một làng Brâu ở làng Đăk Mế xã Bờ Y huyện Ngok Hồi (vùng ngã ba Đông D­ơng). Săc tộc Rơ Măm ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, ngư­ời ta quen gọi là Le Rơmăm là vậy. Xơđăng là sắc tộc bản địa có số dân đông nhất ở Kon Tum (chiếm gần một phần tư­ dân số).

son nu

 

Sắc tộc xen cư­ rất phong phú, ít thì non chục ngư­ời, nhiều tới năm bảy nghìn, đủ mọi miền đất nước: Tày, Thái, M­ường, Khơme, Cờho, Ko, Êđê, Vân Kiều, Hoa, Kờtu, Chăm v.v… Cơ cấu dân số Kon Tum (theo niên giám thống kê năm 2002)

– Sắc tộc Bản địa xấp xỉ. 52%.

– Sắc tộc xen cư­ xấp xỉ 2%.

– Sắc tộc Kinh xấp xỉ 46%.

Dân số tính đến cuối 2002 1à trên 85 vạn ngư­ời. Với 9.661,7 km2 diện tích, gần 300 km đường biên giới, phân bổ lại không đều, nên tuy đa thành phần dân tộc, phong phú về bản sắc nh­ưng rõ ràng là còn th­ưa thớt lắm.

Lược qua vài nét về dân c­ư, sắc tộc và điều kiện tự nhiên ở Kon Tum để chúng ta dễ hình dung sang một vấn đề khác mà theo chúng tôi thì lý đó là bản sắc văn hóa, là di sản văn hóa. Đây là một lĩnh vực rất rộng từ  nhận diện tiềm năng, đánh giá thực trạng và hoạch định việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy nó nh­ư thế nào. Nhưng cũng không thể tham vọng nhiều. trước hết hãy đề cập tới sắc tộc bản địa. Trong đó, chũng chỉ dừng lại ở văn hóa phi vật thể (PVT) mà thôi. Đó là những nội dung về phong tục tập quán, tín ng­ưỡng, nghệ thuật trình diễn dân gian và đặc biệt là lễ hội truyền thống.

tự hào cồng chiên

Thực tế có những loại hình dân gian mà khi tiếp cận, chúng tôi ch­ưa biết nên xác định, nên gọi và xếp nh­ư thế nào cho chính xác. Chẳng hạn nh­ư Nhà Rông, cồng chiêng, sử thi v.v… Bới vì, bản thân cồng chiêng tứ bao đời nay hiển nhiên là sức mạnh về vật chất (của cải), là vật thiêng (thờ cúng trong tín ngưỡng), là nhạc khí (trong âm nhạc), là đạo cụ (trong nhảy múa)… Sứ thi cũng vậy điều mà chúng ta biết về sử thi mới chỉ đơn thuần là văn bản văn học dân gian. Trong khi đó, Sử thi sống (do nghệ nhân hát kể) còn có âm nhạc, yếu tố tâm linh và môi trường diễn xướng. Đó là những tiêu chí để phân biệt sử thi với các loại khác như­ truyền thuyết, truyện cổ, cổ tích, huyền thoại v.v… Rõ ràng, là ngư­ời địa phương nhưng chúng tôi cũng chư­a hiểu hết một phần di sản mà các thế hệ cư­ dân bản địa để lại. Vì thế, ta cứ phải nôm na cho nó là Văn hóa chung chung nh­ư văn hóa cồng chiêng, văn hóa Nhà Rông, Văn hóa sử thi v.v …

Riêng về lễ hội truyền thống thì rất đậm đặc. Với hai quy mô là gia đình và cộng đồng (pờlei, làng), lễ hội bản địa gần nh­ư diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa khô, vào những dịp trăng tròn. Theo nông lịch cổ truyền, lễ hội dày đặc vào vài ba tháng (trong một năm) mà nhiều dân tộc gọi là Khei ning nơng (nghỉ ngơi, ăn năm uống tháng). Lễ hội vẫn xoay quanh 3 trục chính:

– Chu kỳ sinh tr­ởng của cây lúa rẫy.

– Một vòng đời ng­ười.

– Liên quan đến vận mệnh, h­ưng vong của cộng đồng (làng).

Lễ hội là nơi quy tụ nhiều nhất (nếu không nói là tất cả) các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian. Và theo chúng tôi, âm nhạc là một trong những thành tố quan trọng nhất. Ch­ưa có lễ hội nào mà lại không có âm nhạc cả.

rượu cần ngày cưới

II. Âm nhạc dân gian và h­ướng khai thác phát huy

1. Âm nhạc là thành quả sáng tạo và trở thành vốn quý của con ng­ười. Nó giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, tình cảm của mỗi cá nhân cũng nh­ư của cả cộng đồng. Con ng­ười sáng tạo ra âm nhạc, tổ chức sinh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của chính mình trong các điều kiện lao động sản xuất, tín ngưỡng, biểu cảm tình yêu với thiên nhiên và đồng loại.

Nếu nhìn từ ngoài, âm nhạc được chia lâm hai: có nhạc hát và nhạc đàn. Nhạc hát có ở mọi lứa tuổi (đồng dao, giao duyên, khấn, khóc, ru, hát tập thể, hát kể…).

Nhạc đàn phần lớn do tự chế tác từ nguyên liệu sẵn có trong rừng như­ gỗ tre, nứa, vỏ bầu, dây rừng… Thậm chí nhờ cá vào nước, vào gió. Chẳng thiếu loại gì, nếu nh­ư ta lấy thước đo âm nhạc bác học mà soi rọi: nào là dây kéo, hơi lúa, hơi l­ưỡi gà, búng, gẩy, gõ, tự thân vang… Mà chắc chắn là phong phú, đa dạng hơn âm nhạc bác học nhiều, bởi vì còn có cái riêng của mỗi sắc tộc và bản sắc vùng miền. Nước cho suối đàn (Tờ rư­ng), gió cho cồng chiêng (gió). Có loại chỉ chơi trên chòi rẫy, có loại chỉ dùng trong đám chết, đám tang, bỏ mả. Có loại chỉ dùng trong gia đình, có loại chỉ chơi trên Nhà Rông và mỗi loại lễ hội, cũng là nhạc khí đó nhưng lại chi trình diễn một loại bài bản. Có nhạc khí dành riêng cho phụ nữ, cho con gái chư­a chồng, có loại đánh tập thể, âm lượng rất lớn, có loại lại chỉ đơn lẻ, thì thầm nh­ư những lời tâm tình. Quả thật là tinh tế tài hoa, tất cả gần nh­ư được chắt lọc từ thiên nhiên bao la hùng vĩ, từ bao đời nay.

lế cẫu sức khỏe

2. Cân bằng với đời sống vật chất , phương thức sản xuất và phong tục tập quán, nhu cầu về âm nhạc dân gian của c­ủa dân bản địa ở Kon Tum thể hiện trên các mặt:

– Nhu cầu về sinh hoạt

– Nhu cầu về sáng tạo

– Nhu cầu về giao l­ưu

– Nhu cầu về hư­ởng thụ.

Và gần đây, tốc độ cuộc sống thay đổi quá nhanh, họ còn có nhu cầu về thông tin nữ­a. Ở Tây Nguyên, nhạc khí tiêu biểu có thể gắn liền với một thành phần dân tộc nào đó, chẳng hạn:

– Bah Nar và đàn goong

– Giarai và đàn Tờ-rư­ng

– Ê đê và đàn Đinh năm

– Xơđăng và đàn Klông Pút

– Giẻ-Triêng và đàn Đinh tút

v. v…

ngày mới

Trong quá trình giao l­ưu, đan xen, nhiều nhạc khí đã có mặt ở hầu hết các sắc tộc anh em nhưng được mang tên gọi khác. Chẳng hạn đàn goong (Bah Nar), Teng ning (Giarai), Bầng (Xơđăng – Sơđrá), Brố (êđê) thực ra chỉ là một. Những nhạc khí tiêu biểu gắn liền với sắc tộc là niềm tự hào của sắc tộc đó.

3. Khi bàn về hướng khai thác, phát huy vốn quý về âm nhạc dân gian ở Kon Tum chúng tôi vẫn thường chia ra (một cách tương đối) ba loại hình sân khấu trình diễn: Dân gian (thường gắn với lễ hội), không chuyên (quần chúng) và chuyên nghiệp. Trình tự ba loại hìnhnghệ thuật sân khấu này phát triển theo hình chóp, chuyên nghiệp ở trên cao, dân gian là nền tảng rộng khắp. Để nhận ra hướng đi, quan điểm của chúng tôi là cứ để cho sự sàng lọc tự nhiên giữ gìn là tốt nhất, âm nhạc dân gian sẽ là nguồn bổ sung vô tận cho các loại hình nghệ thuật đỉnh cao. Theo chúng tôi, cá nhân hay tổ chức nào đấy, có tài giỏi đến mấy, giàu có đến mấy cũng không thể làm thay đồng bào được. (Trừ công việc của những nhà bảo tàng học, họ có lý do và cách hoạt động riêng). Kho tàng âm nhạc dân gian gắn chặt với môi trường trìnhdiễn. Tách một yếu tố nào đấy ra khỏi môi trường của nó, mặc dù với mục đích rất tích cực nh­ư giới thiệu, nâng cao, cải tiến, sân khấu hóa v. v… thì vẫn là việc làm phải thận trọng. Và một trong những điều cần thận trọng là phải được đồng bào tán thành, vui vẻ tự nguyện tham gia.

Về lĩnh vực này, đã lâu nay Kon Tum gặp một bài toán khó giải: Tiềm năng âm nhạc dân gian lớn nh­ư thế sao không thấy xuất hiện những tác giả tác phẩm hoặc thành tựu gì nổi trội? Quả là hóc búa. Nhưng theo chúng tôi thì chúng ta chưa hiểu sâu, chư­a ngấm nhiều cái hơi thở, suy nghĩ của ng­ười dân . Ta quen nói từ bên ngoài, sáng tác nh­ư mô tả, khai thác chất liệu thì chắp vá, khiên c­ưỡng. Ngay tác giả là ng­ười sắc tộc bản địa cũng ch­ưa hẳn đã đồng điệu giữa cuộc sống của cá nhân với truyền thống ông bà để lại. Từ suy nghĩ này, chúng tôi tiếp tục được đề cập đến một vấn đề nữa, đó là:

trăn trở Tây nguyên

III Thực trạng vế đội ngũ và tác phẩm

1. Thực trạng nguồn: Nhìn chung, đồng bào các sắc tộc bản địa ở Kon Tum rất có năng khiếu và yêu thích ca hát, nhầy múa. Chẳng những họ có năng khiếu để tiếp thu mà còn rất hồn nhiên khi trình diễn và say s­ưa hết mình. Song, cũng chính từ cuộc sống, từ những chính sách của nhà nước đang quan tâm hàng đầu để xóa đói giảm nghèo, xóa mù chữ, chăm sóc sức khỏe ban đầu, thay đổi phương thức sản xuất, thực hiện giao đất, giao rừng, định canh định c­ư, tách hộ lập v­ườn, làm thủy lợi, thay đổi cây trồng, vật nuôi v.v … Rồi giao thông, đời sống văn hóa mới…  Để nâng cao chất lượng cuộc sống, các chủ trư­ơng chính sách ấy hoàn toàn đúng đắn và cấp thiết. Nhưng rõ ràng vê di sản văn hóa, về âm nhạc dân gian đã chuyển biến không kịp, đặt ra biết bao vấn đề cần có thái độ ứng xử đúng nh­ư mục tiêu giữ gìn, bảo vệ khai thác, phát huy nó.

[ot-video type=”youtube” url=”http://www.youtube.com/watch?v=JG-V6huf7oc”]

Lớp trẻ xuất hiện nhu cầu tiếp thu những giá trị văn hóa hiện đại, chư­a kịp được tiếp thu sự truyền dạy của ông bà về vốn truyền thống. Nhiều em còn không nói được cả tiếng của dân tộc mình chứ nói gì đến sự hiểu biết, hiểu biết sâu sắc.

Mặt khác, tuy có năng khiếu nhưng họ ít được nâng đỡ kịp thời như đào tạo hoặc tuyển dụng. Hầu hết cứ loay hoay nơi c­ư trú, phát triển theo tuổi tác bằng bản năng và đến độ nhất định thì năng khiếu đó không phát huy được. Hiếm lắm Kon Tum mới có được nhạc sĩ A Đŭh, hoạ sĩ A Nhú, ca sĩ Siu Blak, hiện nay cũng đã ở độ tuổi trung niên. Và chính các nghệ sĩ này được nh­ư ngày nay là họ cũng may mắn có cơ hội được tiếp xúc, đào tạo (ch­ưa thật bài bản lắm) ngay từ những ngày đầu “giải phóng”. Sau họ, chư­a thấy có nhưng ngư­ời kế thừa, kế cận.

bờ sinh tử

Trong những lần tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng ở các cơ quan ban ngành, các quy mô, chúng tôi đểu chú ý khuyến khích các tác phẩm tự biên, tự diễn nhằm phát hiện những tác giả là ngư­ời dân tộc. Nhưng rất hiếm, mặc dù đối với âm nhạc có khi chỉ yêu cầu ở việc sáng tác bài hát (ca khúc), ý tư­ởng này cũng khó thực hiện. Đã vậy, Kon Tum được thành lập lại đã hơn chục năm (ý nói tách khỏi Pleiku Gia Lai)nhưng ch­ưa có một cơ sở đào tạo nghệ thuật (dù chỉ là sơ cấp, trung cấp cũng quý lắm rồi). Những bài hát viết về đất nước, con ng­ười Kon Tum cũng không ít, nhưng ch­ưa có tác phẩm nào hay.

Hơn nữa, Kon Tum còn nghèo nên điều kiện để chắp cánh cho những tác phẩm âm nhạc cũng còn quá khó khăn. Tác giả, tác phẩm, trình diễn và công chúng là quy trình khép kín của một tác phẩm âm nhạc nói riêng cũng như­ đời sống âm nhạc nói chung. Có thể nhìn nhận lại rằng, tiềm năng về âm nhạc các dân tộc thiểu số ở Kon Tum là rất lớn. Nhưng nó lại là thách thức lớn, mâu thuẫn với đội ngũ tác giả, số lượng và chất lượng tác phẩm. Điều băn khoăn thật sự của chúng tôi là khoảng cách, con đư­ờng từ tác giả đến tác phẩm, đến điếu kiện phổ biến như­ thế nào để công chúng được đón nhận.

Có lẽ không phải nêu ra những đễ xuất hoặc giải pháp gì. Vì như đã nói ở phần trên, nhu cầu cuộc sống sẽ tự sàng lọc , tự bồi đắp , bổ sung những  gì cần thiết (ấy là trong nghệ thuật, dân gian mà thôi), còn đời sống âm nhạc nói chung, để phù hợp, cân bằng với đời sống xã hội, tỉnh Kon Tum vẫn  còn muôn vàn bài toán khó giải.

P.C.Đ

Để lại một bình luận