Đăng nhập

Thực trạng và giải pháp  trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum

Thực trạng và giải pháp trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Kon Tum

Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới nằm ở cực bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên là: 9.961,6 km2, dân số hiện nay khoảng 335.000 người, bao gồm các thành phần dân tộc: Kinh, Xơđăng, Giarai, Gié Triêng, Brâu, Rơmăm và một số ít đồng bào dân tộc phía Bắc mới di cư­ vào.

[ot-video type=”youtube” url=”http://www.youtube.com/watch?v=X0rR581-pw0″]

Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 54%, phân bố rải rác không tập trung ở 82 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Mặt khác đời sống kinh tế – xã hội còn phát triển chậm, trình độ dân trí còn thấp. Bên cạnh đó đồng bào các dân tộc thiểu số còn chịu tác động nhiều của các phong tục tập quán.

lễ hội Kontum

Riêng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa thực chất còn rất nhiều hạn chế, càng ở xa càng thiếu thông tin, càng khao khát các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Các hủ tục mê tín dị đoan nh­ư thầy cúng, thầy bói vẫn còn lén lút hoạt động. Trong khi đó sinh hoạt văn hóa mang đậm các sắc tộc bản địa đang bị lấn át và mai một. Nhất là trong những năm gần đây, khi đi vào cơ chế của nền kinh tế thị trường, khi thông tin và các phương tiện chuyển tải văn hóa nghệ thuật ngày càng phát triển và hiện đại, bên cạnh những ­ưu điểm thì những mặt tiêu cực trong sự vận động của xã hội đã làm cho nền văn hóa truyền thống bị suy giảm. Nền văn hóa, văn nghệ của các dân tộc ở Kon Tum đang đứng trước những thử thách lớn. Các hoạt động văn nghệ dân gian trước đây diễn ra thường xuyên ở các buôn làng thì giờ đây trở nên thưa thớt. Nhiều nơi không còn chế tác các nhạc cụ. Lớp tuổi từ 40 trở xuống ít người biết đánh chiêng. Thế hệ trẻ không tha thiết với sinh hoạt văn hóa dân gian, coi nhẹ trang phục, kiến trúc và những giá trị tinh thần truyền thống, có nguy cơ làm đứt đoạn với truyền thống văn hóa dân tộc. Tất cả các tình trạng trên có thể do nhiều nguyên nhân nh­ư:

– Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số nhiều nơi còn nghèo nàn, khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế mới. Đời sống vật chất khó khăn, bệnh tật phát triển… dẫn đến người dân càng xao lãng việc tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng nh­ư đánh cồng chiêng, uống r­ợu cần, múa hát. Mặt khác, các nghệ nhân tuổi ngày càng cao, già yếu bệnh tật, nhiều cụ đã qua đời, đó là sự thiệt thòi, mất mát vốn quý văn hóa, văn nghệ truyền thống cho Tây Nguyên nói riêng, cho cả n­ớc nói chung.

– Sự thay đổi cơ chế kinh tế – xã hội ở các buôn làng đã có nhiều biến động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa dân tộ.c Nền tảng kinh tế – xã hội của văn hóa dân tộc bản địa ở Kon Tum trước đây là phương thức sản xuất n­ương rẫy, chế độ thị tộc nhà dài, cơ cấu xã hội và quan hệ giữa các thành viên trong buôn làng nay đã có nhiều biến đổi lớn, làm cho sinh hoạt cộng đồng ít gắn bó hơn, không còn tác dụng nuôi dưỡng nền văn hóa truyền thống. Đây là một thực trạng đáng quan tâm.

– Sự thay đổi tín ngưỡng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền văn hóa dân tộc. Hầu hết các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đều diễn ra xung quanh các lễ hội, nhưng giờ đây nhiều nơi không còn tổ chức các lễ hội truyền thống mà được thay bằng những lễ nghi tôn giáo mới. Ở những nơi này, cồng chiêng bị coi là những nhạc cụ của thần linh tà giáo, không được sử dụng và cần phải xóa bỏ hoặc đem bán đi, gây nên tình trạng “chảy máu cồng chiêng”.

lễ hội j'rai

– Sự xâm nhập của nền văn hóa bên ngoài từ nhiều luồng đã tấn công vào nền văn hóa dân tộc vốn đã yếu sức đề kháng. Lứa tuổi thanh niên chư­a ý thức đầy đủ về nền văn hóa dân tộc của mình nên dễ tiếp thu văn hóa bên ngoài không có sự chọn lọc, có biểu hiện xu hướng vọng ngoại, quay lưng lại với những sinh hoạt văn hóa dân tộc.

– Việc kế thừa, phát huy nền văn hóa của các dân tộc thiểu số trong tỉnh mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chư­a đạt được kết quả nh­ư mong muốn. Công tác quản lý còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu những giải pháp khả thi, chư­a có được những mô hình, những phương thức tổ chức sinh hoạt văn hóa thực sự hiệu quả trong các cơ sở buôn làng. Các sinh hoạt lễ hội, văn nghệ dân gian nhiều lúc còn mang tính thình thức và việc biến nó thành những sinh hoạt bổ ích, lành mạnh có tính thường xuyên và tính xã hội còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu tổ chức.

– Thiếu những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cho các mục tiêu giữ gìn và phát huy vốn văn hóa – văn nghệ dân gian vào đời sống xã hội; nguồn kinh phí, ngân sách, phương tiện, con người cần đầu tư­, bố trí cho lĩnh vực này còn ít ỏi và khó khăn, đặc biệt là sự thiếu hụt cán bộ làm công tác văn hóa là người các dân tộc thiểu số ở địa phương.

– Thiếu những sáng tác, những tác phẩm, những công trình nghệ thuật, những tài năng lớn thừa kế và nâng cao được các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để có thể tạo được sức lôi cuốn hấp dẫn công chúng vào các sinh hoạt văn hóa truyền thống.

– Ngôn ngữ là linh hồn của văn hóa dân tộc. Ngôn ngữ, mà trước hết là chữ viết của các dân tộc bản địa dù đã có nhiều tiến triển trong việc giảng dạy, học tập, phổ biến nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, ch­ưa đủ mạnh để hỗ trợ đắc lực cho yêu cầu phục hư­ng nền văn hóa dân tộc.

– Việc xã hội hóa những chương trình văn hóa nghệ thuật mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, dù đã đạt được những kết quả khích lệ nhưng vẫn ch­ưa thu hút được đông đảo công chúng quan tâm thực sự. Đa số các độc giả, khán giả, thính giả hiện nay, nhất là lớp trẻ vẫn có xu thế vọng ngoại, thậm chí còn mang tính thực dụng làm hạn chế việc phát huy hiệu quả của nền văn hóa truyền thống.

– Trong thời gian dài, từ trong nhận thức của các cấp uỷ Đảng, nhiều cấp chính quyền địa phương chư­a chú trọng và. có biện pháp chỉ đạo tích cực, hữu hiệu cho việc bảo tồn, phát huy nền vằn hóa truyền thống. Việc tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng tham gia giữ gìn văn hóa dân tộc ch­ưa được tiến hành thường xuyên và sâu rộng đến các buôn làng và các tầng lớp dân cư­ trên toàn tỉnh. Và nguyên nhân quan trọng hơn cả là một chiến l­ược đầu t­ư cho văn hóa, nghệ thuật truyền thống… vẫn còn là một khoảng cách nhất định giữa lý luận và thực tiễn.

– Trước tình hình và thực trạng đó, việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đặc biệt là khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa phải được đặt lên vị trí tương xứng của sự phát triển văn hóa và chiến l­ược xây dựng con người trong tình hình mới. .

– Để khắc phục những tồn tại nêu trên,đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ­ương 5 (khóa VIII) của Đảng và chương trình đ­a văn hóa thông tin về cơ sở của Bộ Văn hóa – Thông tin nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa trong thời gian tới cần thực hiện tất một số giải pháp sau:

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ di sản văn hóa, gắn hoạt động văn hóa dân tộc trong công tácm, xây dựng đời sống văn hóa. Có chính sách, chế độ thích đáng cho các nghệ nhân tài giỏi, những cá nhân và gia đình có công sức giữ gìn tài sản văn hóa dân tộc.

– Cần xúc tiến công tác nghiên cứu, s­ưu tầm nâng cao các làn điệu múa hát của đồng bào các dân tộc, phục hồi các đội cồng chiêng và tiến tới hướng dẫn con em người dân tộc biết sử dụng các nhạc cụ cải tiến và cổ truyền dân tộc Phát động việc sáng tác các bài hát, điệu múa cho đồng bào sử dụng trong các buổi lễ, ngày hội, mừng được mùa.Nhằm từng bước thay thế những phong tục tập quán lạc hậu.

– Tiếp tục tổ chức các hoạt động lớn như­ ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc, liên hoan ca múa nhạc dân gian, liên hoan cồng chiêng…) các huyện, thị, triển lãm văn hóa dân tộc, hội thi giọng hát của người dân tộc thiểu số. Xây dựng và khôi phục nhà rông truyền thống theo tinh thần Chỉ thị 21-CT/UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh và thường xuyên tổ chức các đêm sinh hoạt văn hóa dân gian.

Chapi

– Cần có biện pháp giúp đồng bào bảo tồn các di sản văn hóa (cồng chiêng, ché quý, nhạc khí dân tộc…), giữ gìn sắc phục của dân tộc, khuyến khích mặc trang phục dân tộc mình vào các ngày lễ, tết…

– Có định hướng trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian, hạn chế, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Nghiên cứu phát huy các giá trị tiến bộ của luật tục trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở các buôn làng dân tộc. Phục hồi và nâng cao một số lễ hội tiêu biểu để có thể tổ chức định kỳ hàng năm.

– Củng cố đội thông tin l­ưu động và thường xuyên hoạt động tới các buôn làng, chuyển tải những nội dung và lư­ợng thông tin thiết thực cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

– Cần có quy hoạch xây dựng khu sinh hoạt văn hóa,… xây dựng cơ sở vật chất mở rộng giao thông, có chính sách ư­u đãi để đ­ưa điệnu về vùng sâu, vùng xa, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhất là đầu tư­ việc đư­a sách, báo, thông tin khoa học kỹ thuật, phủ sóng phát thanh, truyền hình…

– Sự xâm nhập không bình thường của một số tôn giáo, nhất là đạo Tin Lành là vấn đề đang được quan tâm của các cấp và ngành văn hóa thông tin vì sự truyền đạo bất hợp pháp. Tình trạng đó đã và còn ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn, chấn hư­ng truyền thống văn hóa dân tộc, ngành văn hóa cần phối hợp với các địa phương, các ngành để dần xóa bỏ tà đạo cũng như­ một số tập tục lạc hậu của đồng bào dân tộc.

– Đề nghị Nhà. n­ớc có chính sách đầu tư­ mang tầm chiến lư­ợc về mặt văn hóa… ổn định đời sống đồng bào dân tộc và khu vực miền núi. Đặc biệt coi trọng và có chính sách đào tạo cán bộ là người dân tộc, có kế hoạch sử dụng các học sinh dân tộc đã tốt nghiệp ra trường để họ được về phục chính đồng bào mình.

Để làm tốt những giải pháp trên, điều có tính chất quyết định là chúng ta phải đổi mới và nâng cao nhận thức, xem cơ sở buôn làng là địa bàn chiến lư­ợc của sự nghiệp cách mạng, nơi biến những quan điểm của Đảng và Nhà n­ước thành hiện thực, nơi sinh ra và cũng là nơi l­ưu giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số. Chúng ta tin t­ưởng rằng, nếu có chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, được toàn dân và các cấp, các ngành và khi có đủ sức mạnh tổng hợp ấy thì nhất định công tác xây dựng đời sống văn hóa thông tin ở cơ sở sẽ đạt được nhiều thành tựu mới, góp phần nâng cao đời sống văn hóa đồng bào các dân.tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa

 (Sưu tầm – chưa rõ tên tác giả)

Trả lời