Đăng nhập

Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum

Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum

Nếu bạn là người đam mê và bị mê hoặc bởi vẻ đẹp của núi rừng Tây Nguyên thì những giá trị ẩm thực, những món ăn đặc sản đặc trưng ở vùng đất này chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Đặc biệt là tại vùng đất đỏ Kon Tum.

 1. Heo Măng Đen quay

Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum
Món heo măng đen quay nức tiếng mảnh đất Kon Tum. Ảnh: Poliva.vn
Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum

Giống Heo Măng đen của dân tộc bản địa được nuôi và cho ăn theo nguồn thức ăn tự nhiên nên du khách khi tới đây thưởng thức món ngon này sẽ cảm nhận được chất nạc, săn chắc của từng thớ thịt heo. Giống heo này cũng khá nhỏ, lớn nhất cũng chỉ khoảng 20kg. Heo được làm sạch lông, mổ lấy nội tạng, sau đó tẩm ướp gia vị là các loại nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen. Heo sẽ được quay đều cho đến khi da vàng rụm và màu sắc hấp dẫn, đảm bảo thịt chín đều và ngon,  là đặc sản đặc trưng mảnh đất Kon Tum.

2. Gỏi lá Kon Tum

Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum
Gỏi lá Kon Tum là một món ngon đặc sắc. Ảnh: Foody
Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum

Món ăn lạ lẫm của núi rừng Tây Nguyên này cũng khá đặc biệt khi chỉ cần một mâm cơm là có thể bày hết tất cả những nguyên liệu của món gỏi cuốn, từ các loại rau quen thuộc như: lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, lá mơ, hành, rau húng đến các loại lá ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì và rất nhiều loại lá riêng biệt của vùng đất đỏ nơi đây.

Để thưởng thức được món ngon trứ danh này thực sự phải có những kiểu cách ăn riêng. Điều đầu tiên nên làm chính là gói bằng lá gỏi và lá mơ, tuỳ sở thích thực khách có thể cho thêm lá chua và vài loại khác tùy lựa chọn của người ăn, cuốn thành hình dạng phễu nhỏ, bỏ miếng thịt ba chỉ, tôm, bì lợn… vào trong, phải cho thêm tiêu và hạt muối, một chút nước chấm để gia vị của món ăn được đong đầy hơn và hỗn hợp mới được ngon và đậm vị.

3. Thịt nhím

Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum
Món thịt thơm ngon vùng đất đỏ. Ảnh: Foody

Các món như: heo rừng, thịt dúi,.. Đều là những món ngon vừa đậm đà hương vị vừa thơm ngon của dân tộc Brau nơi miền đất đỏ này. Nhưng có một món ngon khó có thể cưỡng lại được đó chính là món thịt nhím.

Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum
Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum

Thịt nhím có vị ngọt, tính lạnh có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhím nướng than hồng, thịt nhím nhồi ống lồ ô, canh xương nhím nấu bột bắp, nhím gói lá dong. Món nào cũng độc đáo, thơm ngon bởi thịt nhím chắc, thơm, hầu như không có mỡ, lớp bì dày nhưng giòn, là đặc sản riêng của vùng đất bazan màu mỡ này.

4. Xôi măng

Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum
Xôi măng Kon Tum, món lạ mà ngon. Ảnh: tepbac.vn

Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum
Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum

Món xôi dường như hiện hữu hàng ngày quanh cuộc sống của chúng ta nhưng đối với đồng bào dân tộc nơi mảnh đất Kon Tum lại đặc biệt trở thành món đặc sản đơn giản mà lại thơm ngon. Món xôi măng này có cách chế biến khá là cầu kì. Măng tươi sau khi được đào trên rừng về lột bỏ vỏ ngoài, rửa sạch và thái miếng vừa ăn. Sau đó, măng được đem xào qua với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại ngon đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm bột nghệ để lên màu khoảng 8 tiếng thì mang ra đồ chín. Xôi măng thực sự hấp dẫn bởi hương vị và mùi thơm đặc trưng khiến ai đã từng đặt chân tới núi rừng Tây Nguyên hoang sơ này đều ao ước buổi sáng có một gói xôi măng Kon Tum để bắt đầu một ngày mới hiệu quả.

5. Cá chua

Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum
Món ăn có tên lạ nhưng lại ngon hết sảy. Ảnh: AsLocal cms

Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum
Thưởng thức đặc sản đặc trưng tại vùng đất đỏ Kon Tum

Các món cá khi nhắc đến sẽ có những cách chế biến và hương vị khác nhau, nhưng nhắc tới món cá chua của đồng bào dân tộc Jẻ Riêng thì sẽ là một món cá với mùi vị đặc trưng, đậm đà bản sắc của núi rừng Tây Nguyên.

Cá để chế biến món cá chua là loại cá niệng, một loại cá giống cá trôi nhưng mình dẹt và nhỏ hơn sống ở vùng đất Kon Tum. Cá chua để càng lâu ăn càng ngon vì miếng cá sắt lại nhờ các gia vị đã thấm sâu vào thịt cá làm cho người ăn thấy vị mặn của muối, vị cay của ớt rừng, vị ngọt của lá bép, vị thơm của thính ngô và vị chua do hỗn hợp này đã được lên men…

Tác giả: Tiến Sang

Trả lời