Bỏ phố về quê – Được gì và mất gì?
Chuyện được và mất, ở phố hay về quê, nhà to, nhà nhỏ, đông người hay ít người, có chức quyền hay làm công ăn lương, làm nhà nước hay làm nông,…. Biết đủ giàu tối thượng.
Được và mất: Ngày xưa, một gia đình có người con trai ra suối đào được cục vàng, mọi người bảo sao mà gia đình may mắn thế, người cha bảo : chắc gì đã may. Quả nhiên người con trai đem bán vàng lấy tiền ăn nhậu rồi bị té gãy chân, hàng xóm đến hỏi thăm chia buồn, chủ nhà bảo: gãy chân có khi lại may mắn. Tất cả đều bảo ông này dở hơi, chủ nhà chỉ cười. Tháng sau tất cả trai tráng trong làng phải đi lính đánh giặc và không có ai sống sót trở về. Anh Què chân không phải đi lính ở nhà lấy 50 cô vợ xinh nhất làng, thê thiếp thì vô số, vì trong làng còn có mỗi một mình anh dù què nhưng là thanh niên thôi.
Ở phố thì cái gì cũng đầy đủ, nhưng khi Covid xảy ra tốc độ lây lan nhanh vì quá đông người….sau đó thế nào thì trên tivi, Internet đã nói.
Ở rừng thì nhà tranh vách đất, tiện ích không đầy đủ,.. nhưng khí hậu trong lành, ăn uống toàn đồ sạch, mỗi nhà một quả đồi, Covid cũng không sợ.
Nhà to thì được cái Oai, hãnh diện khi có khách đến chơi, khi có tiệc tùng… nhưng khổ nhất là phải vay mượn để xây nhà to thì trăm ngàn lần khổ: khổ vì nợ đòi, khổ vì không có tiền mua sắm đồ đạc trong nhà cho tương xứng với cái nhà to,…khổ nhất là dọn dẹp vệ sinh, thuê người dọn thì tiếc tiền.,. cuối cùng chủ nhà trở thành osin đích thực. Cứ 100 gia đình nợ nần thì có tới 90 gia đình cãi nhau lục đục, 65% gia đình đổ vỡ, ly hôn…
Nhà nhỏ thì sao, đủ ở, đủ ăn, đủ tiêu, mọi thứ vừa đủ thì gia đình vô cùng hạnh phúc.
Đông người hay ít người
Cứ 1000 người thì có 20 người giỏi, số tiền 20 người này kiếm được bằng cả 980 người kia cộng lại. Con người chúng ta xưa nay toàn cổ xúy cho số đông:
Phòng khám này đông chứng tỏ bác sĩ giỏi, chưa chắc nhé. Nhiều người đồn đại rằng phòng khám này Bác sĩ giỏi lắm, uống thuốc 1-2 ngày là khỏi ngay. Cứ như vậy 1 đồn 10, 10 đồn 100,. Cực đông luôn. Ít ai biết được, bệnh thì phải chữa theo lộ trình, cứ táng liều cao vào thì khỏi ngay, nên lần sau đến chỗ khác không thể khỏi ngay được vậy là lại phải đến khám chữa chỗ bs cho liều lượng thuốc cao. Chỉ có loại bác sĩ Vô nhân đạo mới táng liều cao, chứ bs có Tâm không bao giờ làm vậy.
Người dân cứ thấy tiệm Mộc nhiều đồ, nhiều mùn cưa là tưởng thợ ở đây giỏi. Sai lầm, không ai biết được rằng, trước khi mở tiệm, người thợ ấy chuẩn bị rất nhiều đồ đẹp để trưng, đi mua mùn cưa nơi khác đổ khắp nhà,…hoặc là tiệm sửa xe máy cũng vậy, chủ tiệm mua các loại xe đồng nát về kê khắp nơi, mọi người đi qua cứ tưởng tiệm này sửa giỏi nên đông khách Sai lầm nhé.
Người dân cứ thấy Vàng đắt là đổ xô đi mua, khi vàng rẻ thì lại đổ xô đi bán. Chỉ có lợi cho người chủ tiệm vàng vì vàng lên hay xuống thì họ cứ bán cao hơn, mua thì rẻ hơn nên kiểu gì cũng có lợi, chỉ khổ người dân.
Đất cũng vậy, cứ nghe đồn đất đắt là đổ xô đi mua đất, nhà nhà mua đất, người người mua đất mà không biết rằng bị mắc vào Bong bóng nhà đất nó vỡ khi nào không hay, hay không hiểu thế nào là hiệu ứng Chim mồi.
Chỉ có những nhà đầu tư Bất động sản chân chính, những người có tầm nhìn mới biết khi nào thì mua, mua bán trao đổi đất ở đâu, lúc nào, ở phố hay ở rừng là thành công. Nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng, đầu tư ở quê, nơi có phong cảnh hữu tình, suối thác nước đẹp, gần gũi thiên nhiên thì chắc chắn thành công, vì người ở phố bây giờ họ chỉ cần bỏ ra số tiền rất nhỏ cũng được sở hữu nguyên một quả đồi để ở, để thưởng thức cuộc sống chậm, gần gũi thiên nhiên, sống An Viên tự tại và đặc biệt là giữa cái sống và cái chết thì chỉ có sống ở rừng mới không sợ con vi rút Covid 19, ….
Làm quan hay dân, làm nhà nước hay làm nông thì sướng hơn
Mỗi người có cái cảm nhận riêng, làm quan hay làm nhà nước thì được cái ăn trắng mặc trơn, mở mắt ra là có mấy trăm ngàn ( nhưng khó giàu vì lương thì ba cọc ba đồng, trừ… số ít có thu nhập khác). Làm vườn được cái rảnh rỗi thời gian, sáng 7 đến 8 giờ ngủ dậy cũng được, thích thì làm, tự do tự tại không gò bó thời gian, tiền bạc thì ai giỏi kiếm nhiều tiền, cũng chả thấy ai chết đói.
Nguồn: Bỏ phố về quê